Mỗi người sẽ ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, từ kỹ năng, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm kinh doanh, mức độ chịu đựng rủi ro cũng sẽ khác này. Với cá nhân mình, trước khi khởi nghiệp, Long nhất định phải hỏi và trả lời cho được 10 câu hỏi này.
1/ Công việc kinh doanh mà bạn dự định khởi nghiệp là công việc mà bạn thích hay do bạn đã làm việc đó một cách thuần thục?
Nếu chỉ biết hoặc đang học tập và áp dụng thì rủi ro là ở chổ tầm nhìn còn hạn hẹp, khi mình chưa tìm hiểu đủ sâu một vấn đề thì giống như mình đang leo núi vậy, chưa lên tới đỉnh sao biết bên kia sườn đồi là vực thẳm hay cao nguyên thơ mộng.
2/ Bạn sẽ phục vụ đối tượng khách hàng cụ thể nào và họ đang ở đâu?
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, doanh nghiệp non trẻ của bạn không bao giờ đủ lực để chăm sóc tất cả khách hàng tiềm năng, cố quá thì chất lượng dịch vụ giảm, sẽ có nguy cơ quá cố giữa đường khi mà doanh thu chưa đạt điểm hòa vốn thì đã hết tiền.
Hãy lựa chọn một tập khách hàng tiềm năng mà bạn có nhiều điều kiện nhất để cung cấp dịch vụ tốt nhất. Nhiều tiêu chí phải cân nhắc như phân khúc khách hàng, khoảng cách địa lý, độ tuổi, giới tính, hành vi khi online, offline.
3/ Tên sản phẩm mà bạn dự định bán ra thị trường & giải pháp quản trị chất lượng sản phẩm của bạn như thế nào?
Dù bạn tự xây dựng sản phẩm hay bạn bán sản phẩm của người khác thì cũng cần mô tả rõ được sản phẩm của mình. Bên cạnh mô tả rõ bằng câu chữ từ tên sản phẩm đến chất liệu, nguồn gốc, xuất xứ, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản. Bạn cũng đừng quên đưa sản phẩm lên hình, video rồi up lên các phương tiện truyền thông mà bạn có.
4/ Bạn mô tả cụ thể phương pháp tiếp thị, bán hàng, giao hàng, chăm sóc khách hàng của bạn như thế nào?
Tùy loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp bạn sẽ có quy trình đóng gói, giao nhận, hình thức bán hàng khác nhau. Hãy đóng vai khách hàng để hiểu khách hàng, hãy khảo sát khách hàng để hiểu khách hàng và vận dụng điểm mạnh, bù đắp điểm yếu của doanh nghiệp bạn để đưa ra chiến lược tiếp thị, bán hàng, giao hàng và chăm sóc khách hàng của bạn một cách tốt nhất với mức chi phí trong tầm tính toán của bạn.
5/ Danh sách những công việc cụ thể nào mà bạn hoặc nhân viên của bạn cần phải hoàn thành trước một ngày giờ cụ thể mà bạn chọn trước để bắt đầu mở cửa phục vụ khách hàng?
Thời gian quý hơn tiền bạc hay chí ít thời gian cũng là tiền bạc, việc lập kế hoạch chỉnh chu sẽ tiết kiệm hoặc tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp non trẻ của bạn. Nếu mô tả chi tiết vị trí, công việc cho đội hình của bạn trong giai đoạn chuẩn bị, đội hình trong thời gian chạy thử nghiệm, đội hình hoàn chỉnh trước ngày ngày khai trương thì bạn sẽ không lúng túng khi triển khai, và chủ động điều chỉnh cho phù hợp thực tế công việc.

6/ Xác định địa điểm, diện tích cơ sở kinh doanh của bạn ở đâu, rộng bao nhiêu, cần đầu tư trang thiết bị gì?
Những thông tin về tập khách hàng mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn xác định được vị trí doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn chỉ cung cấp dịch vụ thì tính toán số lượng nhân viên, chổ ngồi, máy tính, máy lạnh, máy in, máy photo hoặc thêm máy chuyên dụng, diện tích đặt máy bảo đảm không gian cho thao tác, vận hành máy…
Trừ những sản phẩm số ra thì những sản phẩm vật chất đều cần phải tính đến chổ chứa, phương thức bảo quản, đóng gói rồi giao đến tay người thanh toán cho bạn. Bạn cần liệt kê danh sách máy móc và giá trị đầu tư cho từng hàng mục.
7/ Số liệu ước tính về Giá bán trung bình mỗi đơn hàng, Chi Phí, Doanh thu, Điểm hòa vốn, số đơn hàng cần phải bán ra được mỗi tháng/mỗi tuần/mỗi ngày để đạt điểm hòa vốn, Tỷ lệ Lợi nhuận gộp?
Gọi là câu hỏi nhưng trả lời được câu hỏi này xem như bạn đã làm xong bảng kế hoạch kinh doanh của mình rõ ràng trên 1 trang giấy.
8/ Bảng mô tả công việc của từng vị trí sẽ tuyển dụng?
Tùy mô hình kinh doanh mà bạn phải biết nhân sự chủ chốt nào không thể thiếu để đi cùng bạn từ giai đoạn chuẩn bị. Có thể ít nhất là một mình bạn nhưng bạn cần hiểu là mình đang đóng vai trò nào khi thực hiện công việc đó, có thể là nhân viên nhân sự, nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng, nhân viên IT, nhân viên phát triển sản phẩm, nhân viên xuất nhập khẩu… nhưng bạn cũng phải hiểu là đến thời điểm nào mình phải có nhân sự thay mình làm những việc đó. Nếu không có thì bạn sẽ bơi trong núi công việc mà chẳng thể làm giỏi hay chỉ là đủ chú tâm để làm tốt nhất một công việc chuyên môn của mình. Bạn không thể nào duy trì được một doanh nghiệp thành công với chỉ một mình cá nhân bạn.
9/ Số vốn cụ thể để khởi nghiệp là bao nhiêu?
Trừ những trường hợp đặc biệt mà truyền thông vẫn đưa tin về những công ty mỗi năm lỗ hàng trăm tỷ vẫn tiếp tục được doanh nghiệp cha, doanh nghiệp mẹ hay doanh nghiệp có dây mơ rể má gì đó của chúng rót thêm vốn, còn lại lẽ thường thì một doanh nghiệp đang lỗ vốn thì khó mà huy động được thêm nguồn vốn mới. Để tránh cháy túi khi kịp đạt điểm hòa vốn khi mới khởi nghiệp thì bạn nên cho bản thân mình thêm ít nhất 03 tháng dự phòng. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền, nếu tiền không phải là vấn đề thì cứ làm đi rồi sai đâu sửa đó. Nếu tiền là hữu hạn thì bạn nên có kế hoạch trước về việc đóng cửa công việc kinh doanh của bạn để tránh những tổn thất về vật chất & tinh thần rồi tiếp tục dồi mài kỹ năng cho lần khởi nghiệp sắp tới.

10/ Bạn mô tả cơ hội nhân rộng mô hình kinh doanh của bạn như thế nào?
Thường thì đơn vị kinh doanh đầu tiên sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại, đến khi bạn đã làm thuần thục nó, giao việc và quản lý đội ngũ làm tốt rồi thì việc tổ chức đào tạo để mở thêm cơ sở thứ 2, thứ 3 hay chuỗi là bước tiếp theo để mở rộng công việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn có dự liệu trước, tính toán trước về việc mở rộng thì bạn sẽ là người chủ động lèo lái cuộc chơi của mình.
Dục tốc bất đạt, thuyền to thì sóng lớn, nhiều doanh nghiệp làm ăn rất tốt khi mở đơn vị kinh doanh đầu tiên, nhưng rồi cũng te tua khi mở cơ sở thứ 2, thứ 3. Việc mô tả cơ hội nhân rộng mô hình kinh doanh sẽ là việc lập kế hoạch chi tiết về việc mở rộng đó, tiên liệu và chuẩn bị thật tốt sẽ nâng cơ hội thành công và giàu có của bạn lên gấp nhiều lần.
Chúc bạn khởi nghiệp thành công!
Nguyễn Thanh Long
Founder | Mentor tại LONGWAY COMMUNITY
Dạ cho e hỏi khi mình muốn kinh doanh nhưng chưa rõ mình sẽ bán sản phẩm nao?Thi minh tìm hiểu ntn ạ?
Bạn thích làm kinh doanh nhưng đang ở level chưa xác định được sản phẩm hay dịch vụ mà bạn sẽ kinh doanh. Nếu sa đà vào lý thuyết thì e là tôi có thể làm bạn lùng bùng rồi mất luôn cả hứng thú với việc kinh doanh. Việc xác định cho được sản phẩm hay dịch vụ để bắt tay vào kinh doanh thực sự là một việc không dễ dàng bởi nó liên đới tới quá nhiều yếu tố từ chủ quan, đến khách quan.Tôi cứ tạm cho là khi mình xác định làm kinh doanh là… Xem thêm »
Là vì cái này cũng muốn Kinh doanh cái kia cũng muốn kinh doanh ạ?
Hành vi khi online hay offline là sao ạ?
Em dành thời gian đọc bài viết Những gì một người mới cần biết về Tiếp Thị qua Internet tại link này để nắm những kiến thức căn bản nhé.