QUÊN THÔNG TIN ĐĂNG NHÂP CỦA BẠN?

TẠO TÀI KHOẢN

LONGWAY COMMUNITY

go a long way together

Cộng đồng doanh nhân internet cùng nhau đi đến mục tiêu “cùng nhau giàu có hạnh phúc” 

lời ngỏ

Thời đại 4.0 mang lại cho mỗi cá nhân cơ hội lớn chưa từng có trong việc gầy dựng sự nghiệp. Một trong số đó chính là cơ hội vô cùng lớn và dễ dàng trong việc kết nối giao thương trong lĩnh vực kinh doanh phân phối hàng hóa và dịch vụ.

Ở đây tôi chia sẻ với các bạn một góc nhìn về 2 làn sóng đối lập nhau trong việc mở rộng và thu hẹp hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ. Ở Mỹ trong những năm gần đây, nếu theo dõi truyền thông chúng ta hay thấy rất nhiều thông tin về việc phá sản, đóng cửa của nhiều chuỗi bán lẻ từ thời trang, đồ dùng gia đình cho đến siêu thị bán đủ thứ hàng bách hóa, năm 2017 là hơn 8000 cửa hàng, 2018 là hơn 5800 cửa hàng, 2019 là hơn 9300 cửa hàng phải đóng cửa; còn ở Việt Nam thì việc mở rộng chuỗi kinh doanh như TGDĐ, BHX, Vinmart, đủ thứ mart vẫn đang trong đà mở rộng dù thỉnh thoảng vẫn nghe một cái tên quen thuộc nào đó rời bỏ cuộc chơi vì lỗ sạch vốn, âm vốn, hoặc sáp nhập với ông lớn khác.

Bản chất của mô hình chuỗi kinh doanh phân phối này là làm sao xây dựng được hệ thống tốt nhất để đưa được nhiều hàng hóa tốt nhất, với giá rẻ nhất đến tay nhiều khách hàng nhất, và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ai làm được nhiều cái nhất thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Ở Việt Nam những chuỗi này có một lợi thế nhất định trong giai đoạn 10 năm vừa qua vì nhiều điểm đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh một số tên tuổi lớn vẫn duy trì mô hình kinh doanh đậm tính nhà nước không thỏa mãn được khách hàng, và phần đông là các tiểu thương nhỏ lẻ về quy mô lẫn vốn, hệ thống; thì một vài công ty khi bắt được nhịp sóng cổ phần hóa, huy động được nguồn vốn lớn, cùng với kiến thức lẫn kinh nghiệm từ những tên tuổi lớn đã thành công ở những nước phát triển nên chỉ trong thời gian vài năm đã có sự phát triển thần kỳ. Dù vậy, gần đây chúng ta bắt đầu nghe khá thường xuyên về những cụm từ như: bán lại cả một hệ thống chuỗi với giá 1$, hay ông lớn này bán lại chuỗi này cho ông lớn kia để cảm nhận rằng cuộc chơi không còn dễ dàng nữa. Cuộc chơi bắt đầu khốc liệt hơn và việc đi tông vài trăm tỷ, thậm chỉ cả ngàn tỷ khi một hệ thống tuyên bố dừng cuộc chơi hay chấp nhận bị hay được thâu tóm.

Với một thị trường đã phát triển như Mỹ thì họ đi trước chúng ta nhiều thì cả trăm năm, ít thì vài chục năm vậy nên 10 năm qua lĩnh vực này đã chạm đến thời điểm cạnh tranh khốc liệt. Ngược lại với sự phát triển thần tốc của những ông lớn Amazon, Apple, Google, Facebook là sự giảm tốc và thậm chí là trì trệ, đóng cửa, phá sản hàng loạt chuỗi trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ như Forever 21, Sears,... Chúng ta đã quen với thuật ngữ công ty công nghệ và kinh tế chia sẻ, những công ty công nghệ này xây dựng cho mình hệ thống để có thể quản lý được hàng trăm triệu, hàng tỷ người dùng cho riêng họ, nhằm giúp phát triển công ty lớn mạnh như trường hợp của Apple, hoặc giúp hàng triệu nhà bán hàng tiếp cận hàng trăm triệu khách hàng tiềm năng trên nền tảng của mình như Amazon, hoặc giúp các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận hàng trăm triệu, hàng tỷ khách hàng tiềm năng ở khắp thế giới thông qua nền tảng của mình như Google, Facebook.

Tới đây tôi đi vào vấn đề chính mà mình muốn nhấn mạnh, để tạo ra trăm tỷ, nghìn tỷ lợi nhuận, các tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam bắt buộc phải có hệ thống. Nhưng hệ thống của họ cũng rất nặng nề và đầy rủi ro vì ngoài nguồn lực chính như con người, công nghệ quản lý, tài chính dồi dào, quy trình đào tạo tốt, hệ thống makerting đa kênh, vân vân và vân vân thì họ vẫn đang đối mặt với một nguy cơ vô cùng lớn đó là không hoặc chưa tận dụng tốt lợi thế vô cùng to lớn của nền kinh tế chia sẻ.

Ngoài ra, gánh nặng chi phí lớn nhất vẫn là hệ thống chuỗi cửa hàng trên đất đi thuê, với giá thuê ngày càng tăng cùng chiều với sự tăng giá khủng khiếp của BĐS đến mức bất hợp lý ở đất nước hình chữ S này trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, hệ thống chuỗi cửa hàng này được vận hành bởi những con người mà số đông trong đó vẫn còn tư duy làm việc cho người khác, những chuỗi này không tận dụng được nguồn lực về mọi mặt như tư duy làm chủ của từng cá nhân, nguồn lực về vốn liếng tiền bạc, thời gian, vị trí địa lý, kho tại nhà riêng, nhà riêng là cửa hàng, là kho, cửa hàng online thay cho cửa hàng mặt tiền vân vân và vân vân từ cộng đồng, từ mọi thành phần trong xã hội.

Sự trỗi dậy của nguồn lực này ở Mỹ tạo nên hàng triệu doanh chủ chăm sóc hàng trăm triệu khách hàng với nguồn lực mà hầu như ai cũng có như là phòng ngủ, phòng bếp hay gara của mình và đặc biệt đó là nguồn lực thời gian mà mỗi cá nhân thu xếp được mỗi ngày cho việc lĩnh hội kỹ năng và hành động thông qua những nền tảng như Amazon, Ebay, Wallmart, …

Tôi tin ở Việt Nam cũng sẽ có một thế hệ doanh chủ như vậy trong một tương lai rất rất gần, có thể phát triển việc kinh doanh của mình thông qua những nền tảng thương mại điện tử mà những ông lớn như Lazada, Shopee, Tiki đã và đang tiêu tốn hàng trăm tỷ, hàng ngàn tỷ để xây dựng này, trong chính những căn phòng ngủ, phòng bếp hay gara của mình do mình thuê, hay ở chung với ba mẹ hay do mình sở hữu ở bất kỳ vị trí địa lý nào trên dải đất hình chữ S này nói riêng hay người Việt mình nói chung đang ở bất kỳ nơi đâu trên quả đất này.

Và từ năm 2019, Amazon đã chính thức cho phép những nhà bán hàng tại Việt Nam có thể bán hàng hóa của mình trực tiếp đến 300 triệu khách hàng tiềm năng hiện có trên trên tảng của mình. Người Việt chúng ta ngoài việc chăm sóc khách hàng nội địa, chúng ta còn có thể xuất khẩu trực tiếp xuyên biên giới đến khách hàng quốc tế thông qua hàng trăm Trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon trên khắp nước Mỹ, và nhiều quốc gia khác. Tức là bạn có thể ngồi bất kỳ nơi nào, miễn là có internet và laptop là có thế bán hàng cho cả khách hàng tại Việt Nam và khách quốc tế khắp nơi trên thế giới.

Chọn trở thành một doanh nhân internet, tôi không ngừng học hỏi để thích ứng kịp với sự phát triển siêu tốc của công nghệ và nâng cao hiệu quả công việc của mình, tôi hiểu việc kết nối, kết hợp nguồn lực cộng đồng quan trọng đến thế nào. Nếu chúng ta là những cá nhân riêng lẻ hay doanh nghiệp siêu nhỏ thì rất khó đơn độc mà cạnh tranh công bằng với những tên tuổi đã định hình trong nền kinh tế, nhưng nếu chúng ta hiểu và cùng trở thành một thành viên tích cực trong một hệ thống được quản trị đúng phương pháp, rõ ràng minh bạch, mọi người học hỏi lẫn nhau để tiến gần đến mục tiêu của mình thông qua những chương trình đạo tạo mà tôi dành cho cộng đồng, và từng thành viên trong cộng đồng dành cho nhau, cũng như những cơ hội hợp tác kinh doanh được chia sẻ, những ai quan tâm sẽ có cơ hội xem xét, cân nhắc tham gia kinh doanh cùng nhau, thịnh vượng cùng nhau và đó là lý do mà tôi xây dựng LONGWAY COMMUNITY. Nếu bạn quan tâm, xin mời bạn hãy tham gia Cộng Đồng LongWay này cùng tôi. Tôi đặt tên cho cộng đồng này là LONGWAY vì trong tiếng Anh, cụm động từ “to go a long way” ngoài nghĩa là đi một chặng được dài còn có nghĩa là đạt đến thành công, và tôi cũng có niềm tin mãnh liệt là khi gắn bó cùng nhau một cách trọn vẹn, toàn tâm và đủ dài lâu thì mục tiêu “cùng nhau giàu có hạnh phúc” sẽ không phải là điều gì đó xa vời, mà ở “trong tầm tay”. Hẹn gặp lại bạn tại LONGWAY COMMUNITY.

đăng ký tham gia ngay

Để đảm bảo là cộng đồng chúng ta tuy nhỏ nhưng chất, gồm toàn những người cùng chung chí hướng, đồng quan điểm kinh doanh, cam kết vì lợi ích chung, cam kết hành xử theo văn hóa chung từ tất cả thành viên trong cộng đồng; cũng như bảo đảm mức độ cập nhật tri thức doanh thương trong thời đại mọi thứ đều online của các thành viên có sự tương đồng nhất định, tránh hao tốn thời gian và gây mất tập trung bởi các vấn đề có tính chất “lính mới” từ những bạn chưa có thời gian cập nhật kiến thức kinh doanh online, nên cộng đồng này chỉ dành riêng cho Thành Viên Ưu Tiên.

Bạn chưa phải là Thành Viên Ưu Tiên? Đăng Ký Ngay!

ĐẦU TRANG